16:22 ICT Thứ năm, 07/11/2024

Danh mục

Liên kết




Hệ thống điều hành CV PGD

Thành viên đăng nhập

Đối tác

Liên kết




Trang nhất » Tin Tức » Gương sáng

Thầy Hiệu trưởng của chúng tôi

Thứ bảy - 16/10/2021 13:40
Thầy Hiệu trưởng của chúng tôi

Thầy Hiệu trưởng của chúng tôi

Thầy Phạm Đình Phùng
Hình ảnh ông đốc  trong tác phẩm “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh để lại trong tâm trí bạn đọc Việt Nam bao thế hệ một sự ngưỡng vọng tha thiết. Đó là người lãnh đạo đã đứng tuổi nhưng lửa lòng luôn âm ỉ cháy, thầy luôn bao dung và từ tốn với học trò. Nhưng thời gian dần trôi, nền giáo dục Việt Nam biến thiên và chuyển mình theo dòng chảy lịch sử. Ngày nay, hình ảnh “ông đốc” ngày xưa chỉ còn là kí ức của miền hoài niệm. Thầy Hiệu trưởng thời nay luôn chỉnh chu, tác phong nhanh nhẹn, khoa học. Nhưng có điều, khoảng cách giữa thầy hiệu trưởng và giáo viên ngày càng xa. Thầy hiệu trưởng thời nay, ít thấu hiểu học sinh và thường nắm bắt thông tin học sinh qua giáo viên chủ nhiệm. Công việc nhiều quá, sự thay đổi cách tiếp cận ấy cũng chính đáng thôi.
Nhưng với thầy giáo Phạm Đình Phùng thì khác. Với chúng tôi, thầy vừa có sự tích cực của thầy hiệu  trưởng của thời công nghệ số 4.0 vừa có sự gần gũi của ông đốc  trong tác phẩm “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh năm xưa. Ngày nắng hay mưa, thầy đi làm sớm nhất lại về trễ nhất. Công việc của trường luôn trôi chảy. Hoạt động nào thầy cũng tham gia không chỉ với tư cách của một người lãnh đạo mà còn bằng cái tâm và sự nhiệt tình của người thực hiện. Những ngày bão táp mưa sa, thầy lên sửa từng viên ngói, sửa lại từng cây đinh. Với thầy, niềm hạnh phúc nhất là tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm dạy, học sinh yên tâm học. Những lúc thư thả, thầy trò chuyện, thăm hỏi, động viên từng giáo viên. Còn với học sinh nhà trường. Hình như thầy thuộc gần hết họ tên các em và thấu hiểu  từng cảnh ngộ. Thầy hiểu và biết học sinh qua sự tìm hiểu, trực tiếp gặp gỡ, quan sát... Đó là điều trân quý mà chẳng mấy ai làm được.
Chúng tôi những người giáo viên, nói như nhà thơ Chính Hữu từng viết “Từ mọi phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Nhưng  cuộc đời làm chúng tôi bén duyên lành với mảnh đất Tam Hòa, nơi miền bài ngang miên man nắng và gió. cái nhọc nhằn đeo bám đời cần lao.  Sự gần gũi và chân tình của thầy khiến chúng tôi cảm thấy nơi đây là bến đỗ bình yên, mọi người được tôn trọng và xem nhau như người thân trong một gia đình.
Với chúng tôi, thầy Phạm Đình Phùng như một người anh, một bậc tiền bối, dõi theo chúng tôi làm việc, đào tạo chúng tôi thêm cứng cáp, dám đứng ra bảo lãnh để chúng tôi thêm bản lĩnh để đổi mới tác phong, lề lối làm việc. Trong suy nghĩ của chúng tôi, thầy xứng đáng  là thầy giáo nhân dân ưu tú. Sự ưu tú ấy đến từ sự tận tâm và thấu hiểu. Dẫu biết rằng sự công nhận ấy cần một pháp lí cụ thể từ quý lãnh đạo cấp trên. 

Tác giả bài viết: Phan Hoàng Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò

Theo bạn website này thế nào?

Bố cục đẹp.

Thông tin nhanh.

Bình thường.

Văn bản - Kế hoạch

  • Báo cáo tự đánh giá KĐCL và trường chuẩn QG

    view : 32 | down : 13
  • Kế hoạch giáop dục của GV. Phụ lục 3 Lịch sử- Địa lý 9

    view : 23 | down : 24
  • Kế hoạch giáop dục của GV. Phụ lục 3 Lịch sử- Địa lý 8

    view : 36 | down : 32
  • Kế hoạch giáop dục của GV. Phụ lục 3 Lịch sử- Địa lý 7

    view : 32 | down : 17
  • Kế hoạch giáop dục của GV. Phụ lục 3 Lịch sử- Địa lý 6

    view : 37 | down : 21
  • Kế hoạch giáop dục của GV. Phụ lục 3 GDĐP 8

    view : 29 | down : 18
  • Kế hoạch giáop dục của GV. Phụ lục 3 GDĐP 6

    view : 25 | down : 18
  • Kế hoạch giáop dục của GV. Phụ lục 3 Tiếng anh 9

    view : 30 | down : 14
  • Kế hoạch giáop dục của GV. Phụ lục 3 Tiếng anh 8

    view : 39 | down : 23
  • Kế hoạch giáop dục của GV. Phụ lục 3 Tiếng anh 7

    view : 33 | down : 22

Bộ đếm

Đang truy cậpĐang truy cập : 12

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 7


Hôm nayHôm nay : 334

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 7970

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1038806

Giới thiệu

Tiểu sử Cụ Huỳnh Thúc Kháng

Huỳnh Thúc Kháng 8 tuổi đi học, 13 tuổi đã văn hay chữ tốt, 16 tuổi đi thi Hương, nổi tiếng ở Kinh đô Huế, sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu, được xếp vào hạng Tam hùng, năm 29 tuổi ông đỗ Tiến sĩ, được nhân dân sở tại gọi là Ngũ hổ. Ông là một trong những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân mới được...