Thầy Hiệu trưởng của chúng tôi

Thầy Hiệu trưởng của chúng tôi
Thầy Phạm Đình Phùng
Hình ảnh ông đốc  trong tác phẩm “Tôi đi học” của nhà văn Kim Lân để lại trong tâm trí bạn đọc Việt Nam bao thế hệ một sự ngưỡng vọng tha thiết. Đó là người lãnh đạo đã đứng tuổi nhưng lửa lòng luôn âm ỉ cháy, thầy luôn bao dung và từ tốn với học trò. Nhưng thời gian dần trôi, nền giáo dục Việt Nam biến thiên và chuyển mình theo dòng chảy lịch sử. Ngày nay, hình ảnh “ông đốc” ngày xưa chỉ còn là kí ức của miền hoài niệm. Thầy Hiệu trưởng thời nay luôn chỉnh chu, tác phong nhanh nhẹn, khoa học. Nhưng có điều, khoảng cách giữa thầy Hiệu trưởng và giáo viên ngày càng xa. Thầy Hiệu trưởng thời nay, ít thấu hiểu học sinh và thường nắm bắt thông tin học sinh qua giáo viên chủ nhiệm. Công việc nhiều quá, sự thay đổi cách tiếp cận ấy cũng chính đáng thôi.
Nhưng với thầy giáo Phạm Đình Phùng thì khác. Với chúng tôi, thầy vừa có sự tích cực thầy hiệu  trưởng của thời công nghệ số 4.0 vừa có sự gần gũi của ông đốc  trong tác phẩm “Tôi đi học” của nhà văn Kim Lân năm xưa. Ngày nắng hay mưa, thầy đi làm sớm nhất lại về trễ nhất. Công việc của trường luôn trôi chảy. Hoạt động nào thầy cũng tham gia không chỉ với tư cách của một người lãnh đạo mà còn bằng cái tâm và sự nhiệt tình của người thực hiện. Những ngày bão táp mưa sa, thầy lên sửa từng viên ngói, sửa lại từng cây đinh. Với thầy, niềm hạnh phúc nhất là tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm dạy, học sinh yên tâm học. Những lúc thư thả, thầy trò chuyện, thăm hỏi, động viên từng giáo viên. Còn với học sinh nhà trường. Hình như thầy thuộc gần hết họ tên các em và thấu hiểu cảnh ngộ từng cảnh ngộ. Thầy hiểu và biết học sinh qua sự tìm hiểu, qua trực gặp gỡ, quan sát. Đó là điều quý mà chẳng mấy ai làm dược.
Chúng tôi những người giáo viên, nói như nhà thơ Chính Hữu từng viết “Từ mọi phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Nhưng  cuộc đời làm chúng tôi bén duyên lành với mãnh đất Tam Hòa, nơi miền bài ngang miên man nắng và gió. Sự gần gũi và chân tình của thầy, chúng tôi cảm thấy nơi đây là bến đỗ bình yên, mọi người như người thân trong một gia đình.
Với chúng tôi, thầy Phạm Đình Phùng như một người anh, một bậc tiền bối, dõi theo chúng tôi làm việc, đào tạo chúng tôi thêm cứng cáp, dám đứng ra bảo lãnh để chúng tôi thêm bản lĩnh để đổi mới tác phong, lề lối làm việc. Trong suy nghĩ của chúng tôi, thầy xứng đáng  là thầy giáo nhân dân ưu tú. Sự ưu tú ấy đến từ sự tận tâm và thấu hiểu. Dẫu biết rằng sự công nhận ấy cần một pháp lí cụ thể từ quý lãnh đạo cấp trên. 

Tác giả bài viết: Phan Hoàng Phương